HIỂU THẾ NÀO VỀ CÂU NÓI “NGHỀ CHƠI CŨNG LẮM CÔNG PHU” CHO ĐÚNG?

00:59 |
Cái câu “Nghề chơi cũng lắm công phu” được rất nhiều người sử dụng để ví sự cầu kỳ, sự trau chuốt của người chơi đối với cái lĩnh vực của mình. Câu này quá nhiều người dùng trong mọi lĩnh vực như: Chơi cây cảnh, câu cá, ẩm thực, đồ cổ, ảnh, chim cá cảnh, tem…

Tuy nhiên, có một sự thật rằng chẳng ai biết xuất xứ chính xác của câu này ở đâu và ý nghĩa thực sự của nó là gì. Có người nói là của Nguyễn Tuân vì ông rất cầu kỳ trong ăn uống và ông coi ăn uống như một nghệ thuật. Cũng có người nói câu này của Nguyễn Khuyến, Cao Bá Quát hay Vũ Trọng Phụng…



Vậy cậu này của ai và ý nghĩa là gì? Tôi lần giở mãi mới thấy câu này năm trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:

1195. Kiếp xưa đã vụng đường tu,
Kiếp này chẳng kẻo đền bù mới xuôi!
Dù sao bình đã vỡ rồi,
Lấy thân mà trả nợ đời cho xong!
Vừa tuần nguyệt sáng, gương trong,
1200. Tú bà ghé lại thong dong dặn dò:
Nghề chơi cũng lắm công phu,
Làng chơi ta phải biết cho đủ điều .
Nàng rằng: Mưa gió dập dìu,
Liều thân, thì cũng phải liều thế thôi!
1205. Mụ rằng: Ai cũng như ai,
Người ta ai mất tiền hoài đến đây?
 trong còn lắm điều hay,
Nỗi đêm khép mở, nỗi ngày riêng chung.
Này con thuộc lấy nằm lòng,
1210. Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề.
Chơi cho liễu chán, hoa chê,
Cho lăn lóc đá, cho mê mẩn đời .
Khi khóe hạnh, khi nét ngài,
Khi ngâm ngợi nguyệt, khi cười cợt hoa.

Ở câu thứ 1201 trong Truyện Kiều, ta thấy rằng đó chính là lời của Tú Bà dặn gái lầu xanh rằng “Nghề chơi cũng lắm công phu. Làng chơi ta phải biết cho đủ điều” và cái “NGHỀ CHƠI” ở đây chính là “CHƠI GÁI” là “NGHỆ THUẬT LÀM TÌNH” chứ không phải ám chỉ bất kỳ lĩnh vực nghệ thuật cao quý nào cả.


Ấy thế mà rất nhiều người khi nhắc đến lĩnh vực của mình chơi thì đều ví von “nghề chơi cũng lắm công phu” và nghĩ rằng đó là câu diễn tả sự cao quý mà không hiểu được ý nghĩa sâu xa của câu này như thế nào.
Read more…

TẠI SAO NGƯỜI MIỀN BẮC CĂN CƠ, HÀ TIỆN HƠN NGƯỜI MIỀN NAM?

01:42 |
Nhiều lần vào TP. Hồ Chí Minh công tác nên có cơ hội tiếp xúc với người Sài Gòn tôi cảm nhận được họ có thái độ miệt thị với người “Bắc Kỳ” bởi một số những tích cách như: căn cơ, hà tiện, tiết kiệm…. Có những buổi tranh luận gay gắt nguyên nhân vì sao người Bắc lại căn cơ, hà tiện? Tại sao người Nam lại phóng khoáng hơn?

Tôi xin đưa ra một số quan điểm cá nhân mang tính biện chứng để thấy nguyên nhân nào mà người miền Bắc lại căn cơ, hà tiện như vậy.

1.       Sài Gòn có từ bao giờ?

Một sự thật ai trong số chúng ta cũng biết là Việt Nam có lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước. Tiền thân của công đồng người Việt đều ở các tỉnh Miền Bắc. Lịch sử Việt Nam gắn liền với việc “mở cõi”. Ai cũng biết Sài Gòn mới chỉ có 300 năm và bắt đầu từ năm 1698 do nhà Nguyễn mở cõi khai phá Miền Nam lập lên Phủ Giam định.

Như vậy, có một sự thật rằng tuyệt đại đa số người dân sống tại TP. Hồ Chí Minh chính là người Miền Bắc di cư vào trong đó lập nghiệp. Như vậy, lối sống, văn hóa của người Miền Nam cũng phải bắt nguồn từ Miền Bắc.

2.            Nguyên nhân nào?

(i)           Do ảnh hưởng của Mỹ?

Đúng là người Nam Kỳ có ảnh hưởng bởi văn hóa, lối sống của người Mỹ từ trước giải phóng 1975. Nhưng tôi khẳng định rằng đó không phải là nguyên nhân chính bởi người Mỹ ở Sài Gòn chỉ khoảng 30 năm. Mà 30 năm thì so với một thành phố 300 năm tuổi cũng như so với nền văn hóa 4.000 năm cũng không thể bị ảnh hưởng đến như vậy.

Trước đây, để đồng hóa về tư tưởng, người Trung Quốc đã đưa Nho giáo vào Việt Nam và tồn tại hàng nghìn năm mà sự đón nhận của người Việt hết sức chọn lọc cũng không ảnh hưởng quá sâu sắc bởi người Trung Quốc.

Vậy gần 30 năm với lịch sử chẳng có nghĩa lý gì. Chính vì vậy, nhận định Sài Gòn có lối sống ảnh hưởng của Mỹ không thực sự thuyết phục.

(ii)           Đâu là nguyên nhân?

Có một sự thật rằng hai miền Nam – Bắc khí hậu hoàn toàn trái ngược nhau. Miền Bắc thì bốn mùa “xuân – hạ - thu – đông” rất rõ nét và rõ nét còn Miền Nam thì không có các mùa như ở Miền Bắc mà chỉ có hai mùa “mưa – nắng”. Nhiệt độ Miền Nam quanh năm nắng ấm, ôn hòa.

Tôi cho rằng đây là nguyên nhân căn bản dẫn tới sự căn cơ, hà tiện của người Miền Bắc. Bởi nếu Miền Bắc thì mùa đông rét cắt da, cắt thịt, rét đậm, rét hại… cái rét làm cho gia súc, gia cầm chết hàng loạt, mùa màng thất bát. Còn mùa hạ thì nắng, nóng cháy da, cháy thịt cộng thêm vào đó là thường xuyên ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán, lũ lụt, báo tố tàn phá mùa màng, nhà cửa…

Như vậy, người Miền Bắc không thể sống được nếu không có nhà ở kiên cố, chăn ấm, đệm êm, có quần áo đủ ấm về mùa đông, mát về mùa hạ… Mặc khác mùa mùa thường xuyên thất bát. Việc căn cơ, hà tiện để tránh bị đói, rét mà một đặc tính mang tính chất hết sức bản năng của bất kỳ loài động vật nào trong đó có con người.

Còn miền Nam thì sao? Nhà ở cũng không cần kiên cố vẫn sống qua được mùa mưa, nắng. Vài bộ quần áo cũng đủ dùng cho cả năm, thiên tai, hạn hán, bão lũ hầu như không bao giờ chịu ảnh hưởng nên quanh năm được mùa nên chả cần căn cơ, tiết kiệm thì cũng không bị chết đói, chết rét như người miền Bắc.

Như vậy, bất kỳ ai, kể cả người sinh ra và lớn lên ở Miền Nam mà di cư ra ngoài Bắc sinh sống cũng sẽ có những suy nghĩ, lỗi sống để thích nghi với người Miền Bắc như hiện tại. Ở mỗi một hoàn cảnh khác nhau, môi trường khác nhau con người ta có những hành xử khác nhau để phù hợp với văn hóa, lối sống ở địa phương đó.

Việc người Miền Nam có thái độ miệt thị với người Bắc cũng cần phải xem lại ở những nguyên nhân khách quan và đặc biệt họ phải biết rằng phần lớn họ có nguồn gốc từ miền Bắc chứ chẳng phải từ nước ngoài về đó định cư.


Read more…