Nên chọn mai trắng làm quốc hoa

21:15 |

Hoa mai, biểu tượng của sự bất tử, khí phách của người quân tử. Sau nắng quái thu, đến đông căm căm rét buốt, mọi loài cây bơ phờ rụng lá thì cây mai phong trần vượt dâu bể nảy ra nhưng chùm hoa thanh khiết cao sang.


Dân tộc Việt Nam với bao thăng trầm trong lịch sử có lẽ nguyên căn vì sự độc đáo về địa lý, phong phú về tự nhiên, con người văn vật phi thường. Dưới thì biển rộng bao la, trên là sơn hà gấm vóc, hoa trái bốn mùa hương sắc rực rỡ là nền tảng hào hùng kỳ vĩ cho các thế hệ cháu con. Tưởng rằng dân tộc Việt sẽ dễ tìm ra loài hoa thượng tôn tượng trưng cho tinh thần của mình.


Khi lựa tìm một đại diện, nhất là về tinh hoa văn hóa người ta thường chú ý vào kho tàng văn hóa, lịch sử hay tìm đến các bậc văn nhân sau trước tìm lẽ cội nguồn. Tại sao cứ phải mai vàng, hay hoa đào (các loài hoa này chưa được thể hiện trong bề dày lịch sử văn hóa của chúng ta, nó hoàn toàn đặc trưng cho vùng miền).

Tại sao lại là hoa sen khi loài hoa này hiện diện khắp nơi: Nam Mỹ, châu Phi, Ấn Độ, Trung Quốc… và sự ngợi hoa sen có lẽ được truyền theo tinh thần Phật giáo vào Việt Nam. Hoa sen, một loài hoa mà đã có quốc gia khác vinh danh là quốc hoa của Ấn Độ, Sri Lanca thì tại sao Việt Nam chọn quốc hoa của mình?


Chọn lấy hoa sen làm biểu tượng đa phần mọi người yêu thích một cách cảm tính. Tuy hoa sen có vẻ đẹp thuyết phục, có những ứng dụng trong đời sống, được nhiều người biết đến nhưng điều chúng ta hướng đến là sự riêng biệt, độc đáo, hướng đến cái thiêng hồn quốc là giá trị có tầm quốc gia lại là văn hóa. Do đó chúng ta cần xoáy sâu vào tầng văn hóa lịch sử của mình để tìm ra thứ ta đang muốn tôn vinh.


Có lẽ một trong các loài hoa đậm dấu ấn nhất của tinh thần dân tộc là mai trắng hay Nhất Chi Mai, luôn phảng phất khí phách mà yêu kiều gắn với tinh thần dân tộc, với tâm hồn từ ngàn xưa của các bậc nho quân tử: 


"Xuân khứ Bách Hoa lạc


Xuân Đáo Bách Hoa khai


Sự trục nhãn tiền quá


Lão Tùng đầu thượng lai


Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận


Đình tiền tạc dạ nhất chi Mai”.


- Thiền sư Mãn Giác (1051 – 1096)


Chọn loài hoa làm biểu tượng quốc hoa đất nước Việt này chẳng thiếu gì nhưng cần thiết nó phải đẹp, độc đáo, không lẫn vào đâu khi biểu hiện chí khí dân tộc, nó thiết thực và ăn sâu bám rễ từ muôn đời. Đặc biệt loài hoa phải luôn được mọi người biết điến, hiện diện khắp nơi và được xưa nay các bậc trí giả tinh hoa biết đến, trân trọng. Nhiều thi nhân đã lấy mai làm ẩn dụ cho tình yêu và chí khí. Thi hào Cao Bá Quát còn để lại đôi câu đối khảng khái bất hủ:

“Thập tải luân giao cầu cổ kiến


Nhất sinh đê thủ bái Mai Hoa”.

Hoa mai, biểu tượng của sự bất tử, khí phách của người quân tử. Sau nắng quái thu, đến đông căm căm rét buốt, mọi loài cây bơ phờ rụng lá thì cây mai phong trần vượt dâu bể nảy ra nhưng chùm hoa thanh khiết cao sang. Bên hoa mai, những tao nhân mặc khách xúc động trước vẻ mong manh của cánh hoa nhưng cương cường trước tuyết sương đông giá với tấm thân gầy guộc với những cành khẳng khiu thấp thoáng lộc xanh. Người xưa coi mai là biểu tượng mùa xuân là điềm tàn của mùa đông, là linh hồn của sắc Tết truyền thống.


Hoa mai được nhiều người biết đến, thậm chí rất được kính trọng trong các áng thơ văn cổ kim xưa nay, nhưng thật buồn hình ảnh của mai, giờ đây rất nhiều người xa lạ thậm chí không biết hình thức của hoa như thế nào.


Tại TP HCM, trong một ngôi chùa nhỏ còn hiện diện một cây mai trắng lớn, cổ kính. Tại đây đang có rất nhiều người hiểu ý nghĩa và trân trọng hoa mai. 

Miền Trung cũng nhiều người chơi mai nhưng đặc biệt là miền Bắc hoặc ngay tại Hà Nội. Ngày xuân với bậc trí giả hay những người sành chơi mà thiếu chi mai đón xuân là điều thật khó chấp nhận. Một cây mai nhỏ có giá khoảng năm bẩy trăm nghìn đồng, cây có dáng đặc biệt phải vài triệu. Như vậy chứng tỏ ngày nay cây chi mai vẫn là thần lực của mùa xuân, luôn thấp thoáng trong tâm khảm của nhiều người bởi vẻ khiêm nhường mà cốt cách.


Đề nghị những nhà văn hóa cần cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn mẫu quốc hoa. 


Đặc điểm hoa mai trắng:
- Là giống cây nhỏ sống lâu. Chiều cao có thể tới 2-3 m.
- Hoa màu trắng thành chùm 2-3 nụ. Có hai loại cánh hoa đa tầng hoặc đơn tầng gọi là cánh đơn cánh kép.
- Hoa mai nở sau vài ngày cánh dần tím lại, khi tím đậm là rụng, có hương nhẹ man mác.
- Thân cây màu xám đen hay nứt nẻ, vặn vẹo, mảnh dẻ.
- Hoa mai có nhiều tác dụng dược lý.
- Hoa mai giản dị, dễ trang trí phù hợp với tính cách người Việt nhà ai cũng trồng được, tại đâu cũng sống được.
- Rất nhiều thi sĩ hàng đầu Việt Nam xưa nay có thơ vịnh hoa mai, nhưng không có nhiều người làm thơ hoa sen: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh…


Đào Mạnh Hùng (Cây cảnh Thăng Long)






























Read more…

Mùa vu lan nhớ đến công ơn Cha Mẹ

02:30 |
08/12/2011 01:59 pm
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai vất vả bằng cha…


Với nhiều người dân Việt Nam, tháng 7 âm lịch được gọi là tháng “cô hồn” nên các giao dịch làm ăn đều dừng lại sang tháng sau. Ngày rằmg tháng 7 còn là ngày “Xá tội vong nhân”. Theo quan niệm thì ngày này cửa địa ngục sẽ mở, mọi linh hồn đều được tự do trong một ngày. Nhiều cô hồn, ma đói sẽ lang thang kiếm ăn khắp mọi nơi nên người Việt thường có tục cúng cô hồn ở những dọc đường, những nơi mà theo họ có nhiều linh hồn trú ngụ… Nghe nói, người chết chỉ nhận được đồ do người sống gửi vào hai ngày duy nhất trong năm đó là ngày rằm tháng 7 và ngày giỗ.

Với Phật Giáo, tháng 7 âm lịch hàng năm là Mùa Vu Lan hay còn gọi là Mùa Báo Hiếu. Mùa báo hiếu được dựa trên điển tích Tôn Giả Mục Kiền Liên cứu mẹ khỏi địa ngục tăm tối khi làm điều thiện, thọ trì tăng giới…

Ngày nay, người Việt Nam ta cũng thể hiện sự hiếu thuận với ông bà, cha mẹ bằng việc dâng hoa cúng Phật cầu cho ông bà, cha mẹ sức khoẻ bình an. Mùa Vu lan còn là cơ hội để con cháu làm việc tốt, việc hiếu với ông bà, cha mẹ và là thời điểm để xem xét và sửa mình sao cho sống hiếu thuận.

Vừa qua tôi giật mình khi đọc được một câu chuyện đại ý đưa ra một câu hỏi “Chúng ta còn được gặp cha mẹ bao nhiêu lần nữa?”. Quả thật, đối với nhiều người sống xa nhà, do bộn bề công việc hoặc điều kiện không cho phép mỗi năm về thăm cha mẹ 1 lần, có khi 5 năm về thăm cha mẹ được 1 lần. Như vậy, nếu cha mẹ còn sống 20 năm nữa thì người con đó chỉ được gặp cha mẹ 20 lần nếu về thăm cha mẹ hàng năm, còn sẽ gặp được 4 lần nếu 5 năm một lần về thăm cha mẹ.

Ôi, trong thời hiện đại, tôi đã chứng kiến nhiều trường hợp vì đồng tiền, vì vật chất nhiều đứa con đã chửi mắng, thậm chí đánh đập, mạt sát hoặc giết hại cả cha mẹ. Quả thật đau lòng!

Nhiều khi tôi ngẫm, vợ chồng có thể bỏ nhau nếu không còn tình yêu, con cái có thể bỏ cha mẹ nhưng thực sự thì cha mẹ chẳng bao giờ bỏ con. Nếu ai đó mà phải đi tù 20 năm thì rất có thể vợ hoặc chồng của người đó sẽ bỏ rơi để đi tìm một tình yêu mới, con cái của cũng lãng quên họ. Nhưng tôi tin rằng, nếu cha mẹ họ còn sống thì cha mẹ là người duy nhất chăm nom, tiếp tế. Ngày mãn hạn tù thì người duy nhất đến đón có lẽ cũng chỉ có cha mẹ nếu họ còn sống.

Ngẫm một cách toàn diện thì cha mẹ là người đáng kính trọng nhất trên đời. Công ơn sinh thành, dưỡng dục từ lúc sinh ra cho đến khi đã lập gia đình thậm chí cho đến khi người con đó không còn tồn tại ở còi đời này.
Nhiều lúc ngẫm lại thấy mình thật thật có lỗi với Cha Mẹ vì chưa làm được gì cho cha mẹ và đôi khi còn làm cha mẹ phiền lòng,  mặc dù từ bé đến lớn chưa bao giờ cãi Cha Mẹ.

Lại một Mùa Vu lan nữa đến, con cầu chúc cho Cha Mẹ luôn sức khoẻ, bình yên để theo dõi anh em chúng con trưởng thành.

Ai còn Mẹ xin đừng làm Mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt Mẹ nghe không!
Read more…

Em gái suýt chết đuối vì tôi

02:18 |

Category: , Tag:
06/22/2011 06:49 pm
Vào một buổi chiều mùa hè năm 1985, khi tia nắng chói chang đang gần khuất xa. Cánh đồng làng ngay sau nhà tôi đẹp và rất thanh bình, tôi dắt em gái đi lang thang ra đồng chơi, mẹ tôi làm cỏ và hái đỗ xanh đầu hồi nhà. Khi đó em gái tôi mới gần 2  tuổi và đang chập chững biết đi. Ngày xưa, mọi người đều phải đào đất để làm gạch xây nhà nên sau nhà tôi rất nhiều ao, thùng, vũng. Anh em tôi dắt nhau đi bờ ruộng, bờ ao này sang bờ ruộng, bờ ao khác để bắt châu chấu.

Chẳng biết thế nào mà em gái tôi dẫm chân vào vũng bùn. Tôi muốn rửa chân cho nó nhưng chẳng biết làm thế nào để lấy nước dưới ao lên. Thế là tôi đã nảy ra một sáng kiến là giữ 1 tay em gái để nó nghiêng người khua chân xuống ao để rửa (mùa mưa nên nước trong ao gần mấp mé bờ). Tuy nhiên, với sức của một đứa trẻ, tôi không thể giữ tay em gái lâu và làm tuột tay ra. Em gái tôi ngã ào xuống nước. Sợ quá, tôi oà khóc ầm ĩ và kêu cứu. Chị Thu đang chăn trâu gần đó nhìn thấy hốt hoảng hét lên “Chị… ơi, cái Nhung là chị ngã xuống ao rồi”. Mẹ tôi nghe thấy quẳng giá đỗ đang hái lao ra phía ao. Khi ra đến ao Mẹ chỉ còn nhìn thấy mỗi áo của em tôi đang phập phồng dưới nước đục ngầu. Mẹ lao xuống vớt được em tôi lên bờ, trông mặt nó sợ tái xanh và uống rất nhiều nước.

Sau đó, mẹ tôi đã “trao vía” cho em gái tôi ở cái ao vừa ngã gồm rất nhiều đồ nào là cơm nắm, trứng, muối… Nghe nói “trao vía”để lấy may mắn và mong sao em tôi sẽ không bao giờ bị chết đuối. Sau đó, dù em gái tôi còn bé Mẹ tôi cũng quyết cho đi mẫu giáo. Mẹ nói “Đi nhà trẻ khóc không chết được nhưng để ở nhà thì có ngày chết đuối”.

Từ sau đó, cả tôi và em tôi đều bị mẹ cho đi mẫu giáo, những ngày anh em tôi ở nhà, bố mẹ tôi nhốt anh em tôi trong nhà rồi khoá trái cửa để tránh xảy ra rủi ro.

Giờ đây, em gái tôi đã khôn lớn rồi lấy chồng, đứa con gái lớn của nó cũng hơn tuổi nó ngày ấy. Mỗi lần nhìn thấy cháu gái tôi lại nhớ kỷ niệm một lần suýt làm mẹ nó chết đuối.
Read more…

INCIP 5 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

02:13 |
06/14/2011 10:42 am

Năm 2006, khi Luật sư Cao Bá Trung, Luật sư Vũ Văn Thiệu và Thạc sỹ Mai Đức Tân cùng nhau thành lập INCIP thì cả 03 sáng lập viên chẳng nghĩ có INCIP lại phát triển như ngày hôm nay.
Từ 50 triệu đồng tiền vốn ban đầu, cơ sở hạ tầng là là 04 chiếc máy tính cũ và vài bộ bàn ghế hàng chợ. Sau 05 năm xây dựng và phát triển với tinh thần đoàn kết, sự nỗ lực hết sức mình của toàn thể cán bộ nhân viên, sự động viên, chia sẻ của bạn bè đồng nghiệp và gia đình, INCIP ngày nay là đã là một tập thể vững mạnh gồm 15 luật sư, thạc sỹ, cử nhân luật, 02 chiếc ô tô phục vụ công việc, hàng chục máy tính mới hiện đại, 07 phòng, ban của công ty hoạt động chuyên nghiệp và gắn kết.
Có thể nói, INCIP đã, đang và sẽ trở thành một trong những đơn vị tư vấn pháp lý hàng đầu Việt Nam. Với doanh thu hàng năm đều tăng trưởng 100% so với năm trước đó, mức lương của nhân viên dao động từ 5 – 15 triệu đồng/tháng, các chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chế độ ốm đau, thai sản, tử tuất, hoạt động văn, thể, mỹ của cán bộ, nhân viên được chăm sóc hết sức chu đáo.
Sau 05 năm tồn tại và phát triển, INCIP đã cung cấp dịch vụ pháp lý cho hàng ngàn doanh nghiệp trong và ngoài nước trong đó có nhiều doanh nghiệp có tên tuổi như: Tập đoàn ô tô Thành Công, tập đoàn ô tô Đông Phong – Trường Giang, Tập đoàn ABC, Viglacera, Sông Đà, Licogi…
Trong diễn văn khai mạc Lễ kỷ niệm 05 năm thành lập (06/6/2011), Luật sư Cao Bá Trung – Giám đốc Công ty phát biểu “Yếu tố quan trọng để quyết định sự thành công của INCIP ngày hôm nay đó là sự đoàn kết”.
Luật sư vũ Văn Thiệu – Chủ tịch cũng cảm ơn sự tin tưởng của khách hàng, sự phấn đấu nỗ lực của toàn thể cán bộ, nhân viên, sự động viên, chia sẻ của gia đình, bạn bè đồng nghiệp.
INCIP nỗ lực để tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong giới tư vấn pháp lý, vươn mình để trở thành một trong những Công ty luật hàng đầu Việt Nam trong 03 năm tới.



























Read more…

Rừng Na Uy của đạo diễn Trần Anh Hùng chưa đạt...

02:05 |

01/10/2011 03:50 pm
Tác phẩm Rừng Na Uy của nhà văn Haruki Murakami bắt đầu xuất bản từ năm 1987 với hơn 4 triệu bản đã được bán. Hơn 20 năm qua, cuốn tiểu thuyết này luôn nằm trong danh sách 10 tiểu thuyết được giới trẻ Nhật Bản và Hàn Quốc tìm đọc nhiều nhất...
Rừng Na Uy được lấy tên từ bài hát của cùng của ban nhạc Beatles. Câu chuyện kể về hồi tưởng của Toru Wantanabe về mối tình đầu của mình với Naoko cách đây 20 năm về trước khi nghe bài hát mà nàng thích nhất...

Tôi đã từng đọc một mạch cuốn tiểu thuyết này đã rất lâu và thực sự nó đã phản ánh rất sống động quan niệm về tình yêu, tình dục của giới trẻ Nhật Bản những năm 60 và 70 của thế kỷ trước. Tôi cũng như những người đã từng đọc tác phẩm này đều háo hức được xem phim không chỉ bởi nó chuyển thể từ một tác phẩm văn học nổi tiếng mà còn bởi người duy nhất được tác giả đồng ý chuyển thể thành phim là đạo diễn Trần Anh Hùng – người Pháp gốc Việt. Tuy nhiên...

Đối với nhân vật Wantanabe thì của Trần Anh Hùng thì quá lạnh lùng, không hề biểu lộ cảm xúc đến mức vô cảm. Chưa thể diễn tả nội tâm và những dằn vặt, trăn trở của Wantanabe như trong tác phẩm văn học. 

Đối với nhân vật Mido ri của Trần Anh Hùng sao mà dịu dàng và nữ tính thế, còn Midori của Haruki thì cá tính, mạnh mẽ, phá cách, cảm giác trong con người và tính cách đầy những ham muốn...

Nhân vật Leiko của Trần Anh Hùng thì quá xinh xắn, dịu dàng nhưng lại là người quá mờ nhạt. Trong khi Leiko của Haruki thì là người có tính cách rất phức tạp, hoạt bát và có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với Naoko. Leiko trong tác phẩm thì hơn Wantanabe và Naoko khoảng 20 tuổi, gương mặt nhiều nếp nhăn, từng trải... nhưng sao mà trong phim xinh thế?

Nhân vật bộc lộ rõ rất sự buông thả của giới trẻ  Nhật lúc bây giờ chính là Nagasawa. Đây là một tên Đông Gioăng với hàng trăm mối tình, thể hiện khả năng tán gái đến siêu phàm và có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với người khác trong khi trong phim thì quá mờ nhạt, không lột tả được bất kỳ điểm gì...

Nói chung các nhân vật đều mờ nhạt, diễn biến tâm lý không rõ ràng, nhiều nhân vật phụ quan trọng không xuất hiện như chị gái của Midori, chủ nhà của Wantanabe, Kisuki...
Read more…

Hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu năm 2010

02:03 |

Category: , Tag:
12/31/2010 12:57 pm
Vậy là một năm nữa lại khép lại. Nhanh thật! Một năm  nữa lại qua đi đánh dấu những mốc quan trọng trong công việc. Điều mà tôi cảm thấy được nhất trong năm 2010 là CÔNG TY LUẬT INCIP hoàn thàn
h xuất sắc chỉ tiêu đã đặt ra cho năm 2010: Tăng trưởng 100% doanh thu so với năm 2009.

Mặc dù những tháng đầu năm còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực hết sức mình của ban lãnh đạo và toàn bộ cán bộ, nhân viên, INCIP đã hoàn thành chỉ tiêu đã đặt ra. Điều đó một lần nữa khẳng định vài trò và vị thế của Luật sư, dịch vụ tư vấn pháp lý tại Việt Nam. Đồng thời, cũng khẳng định vai trò và vị thế của INCIP trong giới luật sư tại Việt Nam. INCIP đã, đang và sẽ trở thành một trong những hãng luật hàng đầu của  Việt Nam.

Theo kế hoạch đã đặt ra, năm 2011, INCIP sẽ triển khai hai mảng dịch vụ mới với hứa hẹn đem lại nhiều thành công và chỉ tiêu đặt ra là doanh thu năm 2011 tăng trưởng 200% so với năm 2010.

Kính chúc các anh chị em đồng nghiệp một năm mới dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và đoàn kết để tiếp tục đưa INCIP lên tầm cao mới!

Luật sư Cao Bá Trung
Read more…

Em...

02:01 |
Category: , Tag:
12/08/2010 01:07 pm
Anh đã từng đóng lại tất cả những entry của blog này vì nó chỉ gây cho anh những phiền toái. Rồi anh chợt nhận thấy từ lúc em đi mặc dù em và anh không còn liên lạc với nhau nữa nhưng em vẫn đều đặn ghé thăm blog của anh. Em chẳng nói gì, chẳng comment gì nhưng anh hiểu em vẫn đang muốn dõi theo những bước chân anh đi. Vì vậy, anh đã mở một số entry đã đóng để em biết rằng anh vẫn đang tồn tại. Anh cũng đang tìm cho mình sự bình yên trong tâm hồn. Anh vẫn khỏe, vẫn làm việc và học tập bình thường... Công việc hơi vất vả, cuối năm mà em, lãnh đạo nào chẳng vậy...

Giờ anh mới thấy em nói đúng "Hạnh phúc là sự bình yên trong tâm hồn". Và anh mong tâm hồn em sẽ luôn bình yên!
Read more…

Đùa với mấy đồng chí cảnh sát!

01:59 |

Tag:
10/20/2010 09:09 pm
Chẳng biết số mình dạo này thế nào mà hay gặp cảnh sát thế. Toàn bị sờ vì mấy việc linh tinh. Nhưng mình “vui tính”, nên mấy đồng chí đó chưa làm gì được mình. Kể ra đây để chia sẻ với mọi người cho vui:

Tình huống thứ nhất: Đi xe máy:

Cách đây hơn 1 tháng, trên đường về nhà qua gã tư Trâu Quỳ vài trăm mét thì bất ngờ có 2 chiến sỹ cảnh sát cơ động từ sau phi lên phía trước yêu cầu xuống xe. Tôi bình tĩnh cởi mũ bảo hiểm rồi xuống xe. Khi tôi xuống xe thì 1 đồng chí cảnh sát thực hiện ghi lễ chào rồi nói:

-          Anh vượt đèn đỏ! Đề nghị anh xuất trình giấy tờ.
-          Tôi không vượt đèn đỏ. Các anh là ai mà yêu cầu tôi xuất trình giấy tờ?
-          Chúng tôi là cảnh sát cơ động của huyện Gia Lâm. Anh đi đâu mà phóng nhanh thế?
-          Tôi về nhà! Nếu các anh là cảnh sát cơ động thì đề nghị các anh xuất trình giấy tờ chứng minh.
-          Nhìn trang phục mà anh không biết à?
-          Không, trang phục các anh đang mặc bán đầy ở đường Lê Duẩn.
-          Đề nghị anh bỏ hai tay ra khỏi túi quần để thể hiện sự tôn trọng chúng tôi.
-          Tôi chỉ thấy quy định công an phải “kính trọng lễ phép” đối với nhân nhân chứ tôi không thấy có quy định nào nói rằng nhân dân phải kính trọng lễ phép với công an.
-          Anh năm nay bao nhiêu tuổi?
-          Tuổi tác của tôi chẳng liên quan gì đến việc này và các anh cũng không có quyền hỏi.
-          Thì anh cứ cho chúng tôi biết tuổi?
-          Trên 30.
-          Tôi không nghĩ một người trên 30 mà không nhận thức đúng sai.
-          Tại sao các anh nói thế?
-          Vì anh vượt đèn đỏ nhưng không biết mình đã vượt. Thôi cho anh đi!
-          Tôi khẳng định với các anh rằng đi là quyền của tôi chứ không phải cần các anh cho tôi mới được đi.
Hai chiến sỹ cảnh sát đó cũng lải nhải vài câu nữa rồi phóng xe đi mất. Đúng là “Sơn ăn tùy mặt, ma bắt tùy người”.

Tình huống thứ hai: Đi ô tô

Xảy ra vào lúc 19h00’ ngày 20/10/2010 tại ngã tư Trần Hưng Đạo giao với đường Bà Triệu.  Tại ngã tư này có tín hiệu “Đèn đỏ được phép rẽ phải”. Chuẩn bị rẽ vào đường Bà Triệu thì trước đầu xe có một số xe máy đứng sai làn nên phải tuýt còi ầm ĩ. Vì vậy, mà “quên” xi nhan rẽ phải sang đường Bà Triệu. Lập tức một “chú” sỹ cảnh sát giao thông chặn xe.

-          Không biết tôi vi phạm lỗi gì?
-          Anh rẽ sang đường Bà Triệu không có tín hiệu xi nhan xin đường.
Tôi không nói gì. Chiến sỹ cảnh sát này chuyển hồ sơ của tôi cho 1 chiến sỹ cảnh sát khác có tên là “Đoàn Phi”. Đồng chí đó chui vào 1 cái bốt gần đó, giở quyển luật giao thông (Chắc là Nghị định 34/2010/NĐ-CP) cho tôi xem mức xử phạt - Nhìn mang máng hình như là từ 800.000-1.000.000 đồng).

-          Tôi có phát tín hiệu xi nhan khi rẽ sang đường Bà Triệu.
-          Anh không phát tín hiệu, nếu anh không sai phạm chúng tôi không bao giờ chặn xe anh lại.
-          Tôi khẳng định là tôi có phát tín hiệu khi rẽ từ Trần Hưng Đạo sang đường Bà Triệu.
-          Anh phát tín hiệu đến thời điểm nào?
-          Cho đến khi xe tôi vào đường Bà Triệu và trả lái lập tức tắt xi nhan. Nếu các anh cho rằng tôi vi phạm thì các anh chứng minh bằng “ảnh chụp” hoặc camera.
-          Tôi nói với anh rằng các ngã tư ở Hà Nội không ngã tư nào có camera cả (Câu nói này ngu rồi).
-          Vậy các anh chẳng có căn cứ nào để chứng minh tôi vi phạm luật giao thông. Nếu không có chứng cứ đề nghị các anh trả hồ sơ để tôi đi.
-          Việc anh không thừa nhận lôi không có nghĩ là anh không vi phạm. Chúng tôi vẫn có cơ sở để xử phạt Anh.
-          Tùy các anh, dạo này tôi cũng rỗi việc nên nếu bị phạt tôi kiện các anh đến cùng.

Rồi đồng chí đó cặm cụi ghi Biên bản xử lý vi phạm hành chính. Khoảng 10 phút sau thì đồng chí đó đưa Biên bản cho tôi ký hoặc ghi ý kiến. Tôi đọc xong Biên bản và nói:
-          Đề nghị anh “gạch chéo” hoặc ghi “không có người làm chứng” ở phía dưới mục người làm chứng vì thực tế lúc đó chẳng có ai làm chứng.
-          Việc ghi Biên bản là của chúng tôi, anh không có quyền yêu cầu chúng tôi “gạch chéo” hoặc ghi “không có người làm chứng”.
-          Thực tế là không có ai làm chứng nên buộc các anh phải gạch chéo hoặc ghi là “không có người làm chứng trước khi tôi có ý kiến.
-          Anh không có quyền bắt chúng tôi làm vậy.
-          Tôi không bắt, đó là nguyên tắc ghi Biên bản.
Hắn gấp Biên bản lại rồi chần chừ vài giây.
-          Tôi nói anh Trung biết rằng anh đừng cậy anh là luật sư mà tôi sợ.
-          Tôi có bảo các anh sợ tôi đâu. Tôi chỉ yêu cầu anh làm đúng theo quy định của luật. Các anh đang làm mất thời gian của tôi. Tôi không vi phạm nên trả lại hồ sơ cho tôi để tôi đi (Giọng tôi bắt đầu gay gắt).
-          Tôi cho rằng anh không nên căng thẳng. Anh có thể nói một vài câu dễ nghe thì chúng tôi có thể tạo điều kiện cho nhau (Có vẻ như hắn biết sợ).
-          Tôi nói thật, những gì tôi thể hiện anh cũng biết tôi là người hiểu biết. Các trò của các anh tôi chẳng lạ gì. Dù tôi không thừa nhận vi phạm nhưng nếu có 2 người làm chứng thì việc ra quyết định xử phạt là hoàn toàn hợp pháp. Thực tế chẳng có ai làm chứng và tôi cũng không thừa nhận lỗi vi phạm. Nếu các anh ra Quyết định xử phạt và tôi kiện thì chắc chắn các anh thua kiện. Tôi không vi phạm nên tôi không xin. Còn về mặt tình cảm, các cậu tạo điều kiện cho tôi đi.
-          Phải thừa nhận anh hiểu biết. Không phạt anh không phải chúng em sợ anh là luật sư mà chúng em phải thừa nhận nếu làm theo những gì anh yêu cầu thì không thể ra Quyết định xử phạt được.

Chiến sỹ cảnh sát đó cười rồi đưa toàn bộ hồ sơ cho tôi, đồng thời gấp cái Biên bản xử phạt vừa ghi xong. Câu cuối cùng chiến sỹ đó nói với tôi:
-          Thực sự qua cách nói chuyện em rất nể và khâm phục trình độ của anh (Đây là câu nói cuối cùng của đồng chí cảnh sát đó và thật 100%).
-          Thì đây cũng là bài học nho nhỏ cho các cậu mà.

Tôi tủm tỉm cười đắc thắng rồi cầm hồ sơ ra xe. Việc đôi co mất gần 30 phút. Quả thật nếu không rắn mặt và hiểu biết thì mất toi 1.000.000 đồng tiền phạt. Khổ thân mấy thằng lái xe khác cũng vi phạm như tôi và đã bị chặn lại đang chờ xử lý.
Read more…

Ngày mai em đi!

01:58 |
10/13/2010 11:48 pm
Đã quá khuya, nhưng tôi không sao chợp mặt được. Nằm xuống giường, bật đĩa “Dấu chân địa đàng” chỉ mong rung động thư giãn và dần đưa vào giấc ngủ. Thật chớ trêu, bài nhạc không lời để dung động thư giãn là Biển nhớ của Trịnh Công Sơn đúng tâm trạng của tôi bây giờ. Từ ngày mua đĩa này của Trung tâm cảm xạ, đây là lần đầu tiên mở. Bài nhạc lại càng làm thao thức. Bấm số gọi cho em, em vẫn chưa ngủ. Em ngủ sao được khi mà ngày mai là ngày trọng đại nhất của cuộc đời em...

Có thể nói, cho đến bây giờ, có quá nhiều phụ nữ yêu tôi nhưng có thể khẳng định rằng Em là người yêu tôi nhất và em cũng chính là người mà tôi trân trọng nhất, đáng nhớ nhất và cũng là người làm tôi day dứt nhất. Gần bốn năm yêu nhau, với biết bao nhiêu những kỷ niệm buồn vui. Nhưng có lẽ tôi làm cho em vui ít, buồn nhiều. Tôi đã làm cho em chịu không biết bao nhiêu những đau khổ, những thất vọng. Vậy mà, trong em, vẫn tồn tại với tôi một tình yêu nồng nàn, tha thiết, một sự khoan dung, độ lượng, một tấm lòng vị tha đối với tôi.

Em sinh ra trong một gia đình không mấy hạnh phúc. Cuộc sống của em trải qua những ngày tháng thăng trầm, khó khăn. Nhưng trái lại, em có một trái tim khoan dung và nhân hậu. Em sống với mọi người chân thành, giản dị. Em đến bên tôi bằng một tình yêu chân tình. Em đã làm tất cả những gì có thể để giữ gìn tình yêu đó. Vậy mà, tôi đã không biết trân trọng những tình cảm em đã dành cho tôi.
Dù em còn yêu tôi rất nhiều và dù tôi vẫn muốn được cùng em đi chung trên một con đường. Nhưng có lẽ chính những lỗi lầm của tôi với em đã khiến tôi đã không đủ can đảm, không đủ tự tin và không dám đối diện với em dù em sẵn sàng bỏ qua tất cả, sẵn sàng tha thứ...

Cuộc sống có những quy luật tất yếu. Em cũng phải lấy chồng dù rằng từ lúc quan biết cho đến lúc cưới chưa đầy hai tháng. Tôi hiểu lắm những gì em đang nghĩ, tôi hiểu lắm những gì em đang làm. Và có lẽ em cũng hiểu và thông cảm cho những quyết định của tôi.
Chiều hôm qua, em gọi cho tôi nhưng tôi đang bận nên chẳng nói được mấy câu. Cuộc điện thoại vừa rồi, có lẽ là cuộc điện thoại cuối cùng tôi gọi cho em khuya như vậy. Lời sau cùng cũng chỉ mong em giữ gìn sức khỏe, hạnh phúc và đừng quên liên lạc với tôi nếu cần tôi giúp điều gì đó...

Có thể khẳng định rằng đi hết cuộc đời này, tôi chẳng thể tìm được người phụ nữ nào yêu tôi nhiều như em, chẳng có người phụ nữ nào khoan dung, độ lượng, vị tha và nhân ái như em, chẳng có người phụ nữ nào làm cho tôi day dứt, trăn trở nhiều như em...

Em xứng đáng được hưởng hạnh phúc và tôi luôn cầu chúc cho em như vậy. Mong em tha lỗi cho tôi. Và mong rằng tình yêu sẽ đến bên em...

Trong ngày vui của em, có lẽ không có sự hiện diện của tôi. Tôi nghĩ, như vậy sẽ tốt hơn cho tôi và cho em. Trong đêm khuya, nhạc bài Biển nhớ càng làm tôi khắc khoải. Và chẳng hiểu sao đêm nay dài thế? 
      
 01h45’ ngày 15 tháng 10 năm 2010
Read more…

Vĩnh biệt nhà văn Băng Sơn

01:51 |

09/05/2010 11:01 am
Không ai yêu Hà Nội mà không biết nhà văn Băng Sơn. Tôi biết nhà văn Băng Sơn qua tác phẩm “Dòng sông Hà Nội” xuất bản 2002. Phải nói, mặc dù không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng nhà văn Băng Sơn có một tình yêu và sự hiểu biết về Hà Nội vô cùng sâu sắc mà không phải người Hà Nội nào cũng có được...


Cuối năm 2007, trong một lần uống rượu bên hồ Trúc Bạch, tôi tình cờ quen con trai cụ. Biết tôi là người yêu Hà Nội, anh con trai cụ đã cho tôi số điện thoại nhà riêng của cụ (cụ không dùng điện thoại di động). Tôi gọi cho cụ và hẹn mong có ngày được gặp cụ để tìm hiểu sâu hơn về Hà Nội. Cụ nói chuyện với giọng thân tình và vui vẻ nhận lời. Tôi nói mình người làng Sủi và là con cháu cụ Cao Bá Quát, cụ nhắc ngay đến nhà văn Xuân Cang và ông Cao Văn Tuế cũng là người đất Sủi.Rồi cũng có vài lần nói chuyện với cụ qua điện thoại nhưng chưa có lần nào gặp mặc dù cụ rất sẵn lòng. Rồi công việc bộn bề, rồi kế hoạch xây dựng trang web về Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội không thành nên tôi đã không qua gặp cụ được.
Sáng nay, đọc báo, biết tin cụ từ trần, tôi tự dưng cảm thấy mình có lỗi. Đã hẹn cụ mà chưa có duyên gặp. Xin chia buồn với gia đình cụ, chia buồn với những người yêu quý cụ và chia buồn với những người yêu Hà Nội.
Cụ ra đi khi đất nước chi còn 35 ngày nữa là tổ chức Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Tôi tin là cụ cũng mong chờ sự kiện này, vậy mà...
Chưa năm nào mà Việt Nam phải đưa tiễn nhiều nhà văn, nhà thơ lớn như năm 2010: Từ Hữu Loan, Hoàng Cầm rồi Băng Sơn... Không biết còn ai nữa không?
Read more…

Ý nghĩa Vu Lan

01:49 |
Dường như ai cũng biết rằm tháng bảy là Lễ Vu Lan, ngày Xá Tội Vong Nhân, tháng bảy được coi là Mùa Báo Hiếu. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu ý nghĩa của ngày này, tôi xin mạn phép giới thiệu bài thuyết pháp của Hòa Thượng Thích Thanh Từ về ý nghĩa Vu Lan:


Ý nghĩa thứ nhất: Ngày lễ Vu lan nói theo nhà đạo là ngày Tự tứ của chúng Tăng. Chữ Tự tứ nói đủ là Tự tứ thỉnh, nghĩa là thỉnh cầu những bậc trưởng thượng chỉ dạy mọi lỗi lầm cho mình. Những lỗi lầm đó hoặc là các ngài thấy, các ngài nghe cho đến chưa thấy, chưa nghe mà chỉ nghi thôi cũng cứ chỉ. Nếu mình thấy đó là lỗi thật thì mình thành tâm sám hối chớ không dám cãi, không dám bỏ qua. Bởi vậy nên ngày này chư Phật rất vui vì thấy chúng đệ tử có tâm hồn phục thiện, biết cải hối những lỗi lầm. Do đó cũng gọi là ngày Phật hoan hỷ. Đó là ý nghĩa thứ nhứt.

Ý nghĩa thứ hai: Ngày này là ngày gợi lại lòng hiếu thảo của các Phật tử. Bởi vì theo tinh thần kinh Vu Lan, ngày rằm tháng Bảy chính là ngày Tôn giả Mục Kiền Liên tìm thấy mẹ đang sinh trong kiếp ngạ quỷ khổ đau, mà tự bản thân Ngài cứu không được. Ngài mới nhờ Phật chỉ dạy phương pháp cứu độ mẹ.
Nhân đó Đức Phật dạy muốn cứu mẹ thoát khỏi tai ách, phải nên cúng dường chư Tăng, Ni. Nhờ lực gia trì của Tăng, Ni phụ giúp cho mẹ Ngài chuyển đổi tâm ác, thoát khỏi kiếp ngạ quỷ. Với lòng thành kính của người con thảo, Ngài đã thực hiện đúng những lời Phật dạy và mẹ Ngài cũng thoát khỏi kiếp ngạ quỷ. Chính nhờ lòng thành đó mà đến rằm tháng Bảy là ngày Tự tứ của chúng Tăng, Phật dạy chúng ta nên cúng dường chư Tăng, nhờ chư Tăng phụ lực mà thân mẫu trong nhiều đời được siêu thăng. Nên ngày này còn gọi là ngày Báo hiếu.

Trong mùa này, mỗi Phật tử chúng ta nhớ lại công ơn cha mẹ sinh thành nuôi dưỡng cực khổ, cho nên chúng ta nhờ sức chú nguyện của chư Tăng, Ni, nếu cha mẹ có sa vào đường khổ thì nhờ phúc đức này được thoát khỏi. Còn nếu cha mẹ không đi trong đường khổ thì nhờ phúc đức này mà được tăng trưởng thiện căn. Nếu cha mẹ hiện tiền cũng nhờ đó mà tăng trưởng tuổi thọ và phát tâm Bồ đề. Đó là ý nghĩa báo hiếu của người con Phật.
Bởi vậy ngày Vu lan còn có tên là ngày xá tội vong nhân. Đó là ngày tha thứ mọi lỗi lầm, ngày mà mọi người đều ăn năn, xin cải đổi sám hối, mong các vị lớn tha thứ cho. Nhờ ý nghĩa tha thứ những lỗi lầm đó nên cũng chính ngày này chư Tăng, Ni thành tâm cầu nguyện cho các vong nhân được khỏi những kiếp khổ đau.
Đức Phật dạy làm con phải hiếu thảo với cha mẹ nhưng nhiều người bỏ cha bỏ mẹ đi tu có phải là bất hiếu? Không phải vậy. Mới nhìn chúng ta thấy như là bất hiếu nhưng trái lại là chí hiếu. Tại sao? Vì đi tu không có nghĩa là tìm nơi an nhàn để thụ hưởng yên ổn cho riêng mình, mà vì thương cha thương mẹ, thương chúng sinh; muốn tu làm sao tự bản thân mình giải được những phiền não khổ đau, rồi sau đó giúp cha mẹ và hướng dẫn mọi người hướng về con đường đạo đức, bỏ đi những điều tội lỗi. Đó là đền đáp công ơn cha mẹ.
Theo thế gian, hiếu thảo với cha mẹ là lo đủ mọi thứ, nào là cơm ăn, áo mặc, giường chõng, thuốc men… nhưng có người nào lo mà cha mẹ khỏi chết không? Dù nuôi kỹ cách mấy rồi chết cũng phải chết. Theo tinh thần đạo Phật, chúng ta không chỉ có mặt ở một đời này mà còn có mặt ở vô số kiếp về trước và sau nữa, nên mất thân này sẽ mang thân khác.
Do đó nếu ngay thân này không biết làm lành thì e rằng đời sau sẽ đọa những đường khổ. Bởi vậy người tu phải làm sao thức tỉnh cha mẹ hướng về con đường lành, để cho cha mẹ có mất đi thì sẽ được hạnh phúc, an vui trong những đời sau.
Tôi thí dụ như cha mẹ năm sáu mươi tuổi, có con mười mấy tuổi phát tâm đi tu, ban đầu cha mẹ buồn trách nhưng sau đó lại tự xấu hổ. Vì nghĩ rằng con mình còn nhỏ nhưng không ham ăn, không ham danh lợi còn mình già rồi mà vẫn chưa thức tỉnh.
Nghĩ vậy, tự nhiên mình cũng bắt chước, lần lần bớt ham ăn, lại tập ăn chay, bớt ham danh lợi, nhờ vậy mình tu từ từ. Rõ ràng, lúc đầu thì thấy con như dở nhưng càng về sau lại thấy càng hay. Cho nên phần nhiều những gia đình có con đi tu thì dần dần cha mẹ và gia quyến cũng bắt chước tu theo. Đó là tinh thần hiếu đễ của người xuất gia.
Người ở thế gian cứ nghĩ nuôi cha mẹ được ấm no, đầy đủ là có hiếu nhưng quên rằng tuổi thọ cha mẹ có giới hạn, tới mức độ nào rồi cũng phải đi. Cho nên làm sao vừa lo cho hiện tại được ấm no mà nghĩ tới tương lai, sau khi cha mẹ bỏ thân này được thân sau cũng phải sáng sủa, tốt đẹp hơn nhiều. Đó mới gọi là người biết lo chân chính, lâu dài. Như vậy tinh thần của người tu không phải là bỏ cha mẹ mà là thương cha mẹ. Vì muốn hướng cha mẹ về đường lành, hướng thân quyến phát tâm Bồ đề nên mới đi tu.
Với truyền thống người Việt Nam ta, hiếu thảo là một điều rất thiêng liêng, rất cao cả. Ai biết hiếu thảo với cha mẹ thì mới có thể là một con người tốt ở trong xã hội. Cho nên hiếu thảo là một nền tảng đạo đức rất cần thiết. Thuở xưa cha ông chúng ta cũng từng răn dạy những điều đó. Tôi dẫn một ít đoạn trong ca dao, tục ngữ để quý vị thấy hiếu thảo là một điều hết sức quan trọng:
Nuôi con chẳng quản chi thân
Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn
Biết lấy chi đền nghĩa khó khăn
Lên non xắn đá xây lăng phụng thờ.
Qua bốn câu này, quý vị thấy người bình dân Việt Nam đối với công ơn cha mẹ rất là thắm thiết. “Nuôi con chẳng quản chi thân”, khi cha mẹ nuôi con thì không nghĩ gì tới mình hết, miễn con khỏe mạnh là cha mẹ vui. Con bệnh hoặc bị phiền não hay tật nguyền gì đó thì cha mẹ buồn khổ. Cha mẹ muốn hy sinh thân mình cho con được khỏe mạnh.
Dù cực khổ, khó khăn đến mấy cũng vẫn không nề, không chán. Câu sau “Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn”, thật thấm làm sao! Những năm trước bốn mươi lăm, ở Việt Nam mình kinh tế rất là chật vật, quý vị nào có ở miền quê mới thấy cảnh cha mẹ nghèo ở nhà lá rách, giường chiếu chỉ có một đôi thôi. Con nhỏ chừng một, hai tuổi ban đêm có bệnh hay đái dầm. Khi đái dầm thì ướt, ướt mà không có chiếu thay nên mẹ nằm bên ướt, để con chỗ khô ráo cho nó ngủ ngon.
Cái tình của người mẹ quê như vậy, người không nghĩ đến mình mà chỉ nghĩ làm sao cho con ngủ ngon giấc, con được khỏe mạnh, con chóng lớn lên. Người mẹ xưa đã sống trong cảnh cơ cực đó nên mới nói lên được câu này “bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn”.
Người mẹ lúc nào cũng trải thân mình cho con cái, quên cả mọi khổ sở, mọi đau đớn, miễn làm sao cho con ăn ngon ngủ được, đó là yên lòng mẹ.
Cha mẹ đối với con đã không kể thân, không nghĩ tới phần của mình thì làm con cái phải làm sao? Chúng ta là con, muốn đền được ơn đó thì phải nhớ câu “biết lấy chi đền nghĩa khó khăn, lên non xắn đá xây lăng phụng thờ”. Khi cha mẹ chết rồi mình mới lớn khôn, nhớ ơn cha mẹ không biết làm sao cho nên cạy đá, xây lăng thờ cha phụng mẹ, đó là nói theo người thế gian.
Còn nói theo tinh thần đạo Phật thì nếu cha mẹ chết rồi, chúng ta ráng làm điều lành, điều phước để hồi hướng cho cha mẹ. Nếu cha mẹ còn sinh tiền, chúng ta lo lắng cho cha mẹ được ấm no, được hạnh phúc, biết quy hướng về Tam bảo, đó là bổn phận của người con hiếu.
Công cha nghĩa mẹ cao vời
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta
Nên người, ta phải xót xa
Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao.
Nghĩa là công ơn cha mẹ rất cao vời, không có gì sánh được. Cha mẹ có khi nào nghĩ rằng tôi nuôi nó chừng ba năm, bảy năm rồi bỏ nó muốn ra sao thì ra đâu. Từ thuở còn bé, nằm nôi cho tới khi lớn khôn, có đôi bạn, có con, vẫn cứ lo. Hết con tới cháu, cho tới đầu bạc phơ, rồi tới ngày tắt thở mới thôi.
Như vậy để thấy thâm tình cha mẹ đối với con không biết bao nhiêu mà kể. Như vậy bổn phận làm con ta phải làm sao? “Nên người, ta phải xót xa”, khi lớn khôn rồi nghĩ đến công ơn cha mẹ như trời cao, biển rộng. Ân nghĩa đó nặng nề sâu thẳm chớ không phải là thường.
Cho nên người Phật tử khi nghĩ tới công ơn cao siêu vời vợi của cha mẹ, chúng ta phải hết lòng hết dạ đền đáp. Nếu không đền đáp được nhiều ít ra cũng năm, mười phần chớ không thể nào chúng ta bỏ mặc cha mẹ ra sao thì ra, đó là không biết đạo nghĩa. Trong đạo Phật thường nhắc nhở, trong năm tội ngũ nghịch thì tội bất hiếu với cha mẹ là đầu.
Tôi dẫn một câu chuyện hiếu thảo hơi lạ để quý Phật tử thấy rõ ý nghĩa công ơn cha mẹ như đã nêu. Ngày xưa có anh chàng nọ vừa dở, vừa không gặp thời, làm ăn đâu thất bại đó. Gia đình một vợ năm bảy con, nuôi không xuể, thiếu hụt đủ thứ. Cạnh bên có người láng giềng rất hào hiệp, mỗi khi anh túng quẫn anh qua nhà ấy vay mượn, mượn rồi không có tiền trả. Thời gian sau túng quẫn nữa anh lại qua nữa, nhưng rồi cũng không có tiền trả.
Tuy nhiên người hảo tâm kia vẫn cứ cho mượn hoài, đến khi anh nhà nghèo già và chết. Khi ấy anh bị lôi xuống Diêm vương, ngục tốt tra khảo sổ sách thì thấy anh nợ người láng giềng quá nhiều, Diêm vương liền ra lệnh: “Bây giờ chú mầy phải sinh trở lại làm trâu kéo cày để đền trả nợ trước”. Anh chàng đó nói:
- Không được, cho làm trâu không đủ trả, xin cho tôi làm cha nó mới đủ trả.
Diêm vương ngạc nhiên quá:
- Tại sao đã thiếu nợ người ta mà còn đòi làm cha người ta nữa?
Anh chàng liền giải thích:
- Nếu làm trâu thì sống bảy tám tuổi, cao lắm mười hai tuổi là chết. Mười hai năm kéo cày trả nợ không đủ. Chỉ có làm cha là tôi lo cho đến hết đời, nuôi nấng họ đến hết đời. Hết đời tôi rồi, còn dư bao nhiêu tiền của để lại cho họ luôn. Nếu tôi còn sống dai thì nó có cháu, có chắt tôi cũng nuôi tất. Như vậy mới khả dĩ trả hết bởi nợ to quá.
Như vậy quý vị thấy làm cha còn nặng hơn làm trâu nữa. Vì làm trâu chỉ giới hạn bảy tám năm hay chín mười năm thôi, còn làm cha là suốt một đời, trả hoài cho đến đời cháu nữa. Và có ai chửi mắng gì mình cũng nhận chịu luôn. Nhận hết mọi việc như vậy mới đủ trả.
Câu chuyện có tính cách khôi hài, nhưng qua đó chúng ta thấy công ơn của cha mẹ không thể kể hết, phải không? Cho nên người ta bảo kiếp làm cha mẹ đối với con còn hơn kiếp trâu ngựa nữa chớ không phải là vừa. Vậy mà nhiều khi con không nhớ, không biết, còn phụ rẫy, bạc bẽo lại với cha mẹ nữa. Thật là tội lỗi biết bao!
Đã không biết ơn cha mẹ thì ơn xã hội chắc càng không biết. Nếu người không biết ơn nghĩa gì hết thì con người đó gọi là con người gì? Con người vô ơn bạc nghĩa! Đã là người vô ơn bạc nghĩa thì còn dùng được chỗ nào?
Bởi vậy muốn thành một người tốt đối với xã hội, trước hết chúng ta phải là người con hiếu thảo với cha mẹ. Do biết thương cha mẹ nên mình không đánh lộn, cãi lộn, hút thuốc, uống rượu, làm những việc hư thân khiến cha mẹ buồn. Nhờ thế mà mình thành một người tốt trong xã hội. Thế nên hiếu thảo là bước đầu để xây dựng gia đình tốt đẹp, xã hội văn minh, quốc gia cường thịnh.

Read more…