Muốn im lặng mà chẳng được! Trong entry Việt Nam và những chuyện bi hài, tôi đã từng đề cập đến việc tăng lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước lên 14% trong tình hình kinh tế trong nước và thế giới đang gặp nhiều khó khăn là quyết định chưa tính toán hết những lợi ích cũng như thiệt hại của việc tăng lãi suất cơ bản.
Với quan điểm của tôi, việc tăng lãi suất cơ bản đã làm cho hàng nghìn doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản do không có vốn hoạt động vì không thể vay với lãi suất cao đồng thời đã làm cho hàng nghìn lao động mất việc làm do các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, kinh doanh và làm ăn thua lỗ…
 |
Hình chỉ mang tính minh họa |
Cũng trong thời điểm này, tôi cũng đã khẳng định với một số doanh nhân rằng Nhà nước sẽ giảm lãi suất về mức 8,75% như mức trước khi tăng trong thời gian tới. Không nằm ngoài dự đoán, cho đến thời điểm này, Nhà nước đã liên tiếp giảm lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam:
+ Ngày 10/6/2008, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 1317/QĐ-NHNN tăng mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam lên 14%/năm.
+ Ngày 03/11/2008, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 2559/QĐ-NHNN giảm mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam xuống 12%/năm.
+ Ngày 20/11/2008, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 2809/QĐ-NHNN giảm mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam xuống 11%/năm.
Hôm nay, trên trang tin điện tử Vietnamnet đưa tin Thủ tướng Chính phủ đồng ý giảm lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam xuống còn 10%/năm từ ngày 05/12/2008. Vậy cái mốc 8,75%/năm như trước đây không còn xa nữa?
Là một luật sư tư vấn cho các doanh nghiệp, tôi nhận thấy đây là thời điểm mà doanh nghiệp Việt Nam lâm vào tình trạng phá sản nhiều nhất và đây cũng là thời điểm mà doanh nghiệp cắt giảm lao động nhiều nhất trong nhiều năm qua. Phải chăng một trong những nguyên nhân có nguyên nhân Nhà nước tăng lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam dẫn đến các doanh nghiệp không thể vay vốn để hoạt động kinh doanh?
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét