BÚT TÍCH CỦA DANH GIA THƯ PHÁP CAO BÁ QUÁT

22:10 |
Cao Bá Quát (1808-1855), tự Chu Thần, hiệu Cúc Đường, Mẫn Hiên người Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội được đánh giá là một danh gia thư pháp thời nhà Nguyễn.

Ông được đánh giá là một trong 03 nhà thơ lớn của Việt Nam thời Phong Kiến cùng với Nguyễn Du và Nguyễn Trái. HIện ông còn để lại 1353 bài thơ chữ Hán, 23 bài văn xuôi và nhiều tác phẩm ca trù có giá trị...


Giai thoại kể lại chữ ông xấu, ông bị chê là "người sao chữ vậy". Nhưng ông đã khổ luyện bằng cách treo tóc lên trần nhà để thức luyện chữ. Tại Phú Thị quê ông còn kể lại ông rửa bút lông làm đen cả ao làng...
Hiện tại, bút tích của Cao Bá Quát duy nhất để lại là 04 bài thư vịnh núi Sài Sơn (Chùa Thầy, Quốc Oai, Hà Nội), nay được treo ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội.

Xin phiên âm 04 bài thơ chữ Hán và mời Quý vị thưởng lãm bút tích của vị danh gia thư pháp này.

VÃN DU SÀI SƠN VŨ HẬU ĐĂNG SƠN ĐẦU ĐỀ BÍCH

KỲ NHẤT

Giang bạn quần phong tản bất thu
Danh nham phong cảnh áp Tây châu
Khiên ti dĩ tựu Kim Môn ẩn
Lạp kỹ do tầm Ngọc Cục du
Tiểu vũ sạ qua hồng ngẫu phố
Hàn chung hốt khởi tịch dương lâu
Giải y vô ngữ thành chiêm chúc
Tọa ái thiền môn sự sự u


KỲ NHỊ

Trường khiếu Tô môn vị hữu kỳ
Tây du biều lạp hận lai kỳ
Hồ đăng cộng thám Từ công tích
Môn tiển tần khan Cảnh Thống bi
Tứ diện vân sơn nhà chỉ cố
Bách niên nhân thế kỷ hưng suy?
Bình sinh lãng tích na trùng vấn
Thủ hả liên hoa tiếu tự tri


KỲ TAM

Thôn ông ái thuyết lão Thượng thư
Tuế mộ quy lai thủy trúc cư
Lạc nhật tích tùy trần sự cải
Cấp lưu thiên giác lại tình sơ
Hiện than nhập thế kinh tam dĩ
Thục nhãn khan nhân ngộ lục như
Quyện ngã tiệm thành chân lãn tản
Thử sơn đoan nghĩ trúc tinh lư


KỲ TỨ

Đầu bạch tham du hứng vị dung
Sàn nhan viễn sách nhất chi cùng
Nhãn trung sơn thủy vạn thiên lý
Bút để vân yên thập lục phong
Cổ quán bất văn đề bệnh hạc
Bán nham hà sự khởi quai long?
Chỉ ưng huề địch lai thiên thị
Tiếu vấn chư thiên cách kỷ trùng.


Ngày 26/3/2016
Read more…

BA BÀI THANH BÌNH ĐIỆU VÀ CUỘC ĐỜI LÝ BẠCH

22:10 |

Cách đây không lâu, chúng ta xôn xao về câu đối của Giáo sư Vũ Khiêu tặng hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên có sử dụng một câu trong bài Thanh bình điệu của Lý Bạch với những khen chê khác nhau:

"Trí như bạch tuyết tâm như ngọc
Vân tưởng y thường hoa tưởng dung".

Nhưng ít ai biết rằng vì 03 bài thơ Thanh bình điệu này mà cuộc đời của Lý Bạch vô cùng long đong, lận đận nơi quan trường.



Chuyện kể rằng trong một lần vua Đường Minh Hoàng đang cùng Dương Quý Phi uống rượu, đàn hát vua thấy các bài hát cũ đơn điệu bèn cho gọi Lý Bạch vào làm thơ và cho Lý Quy Niên (được coi là một nhạc sỹ đương thời) phổ nhạc. Lý Bạch đã làm 03 bài Thanh bình điệu. Vua và Dương Quý Phi rất hài lòng.

Tuy nhiên, sau đó một số kẻ ganh ghét đã lợi dụng câu "Khả liên Phi Yến ỷ tân trang". Họ cho rằng câu này hàm ý so sánh Dương Quý Phu với nàng Phi Yến - một phi tần bị thất sủng của nhà Hán. Từ đó, Lý Bạch bị Dương Quý Phi thù ghét nên ông không thể được thăng quan, tiến chức. Có lẽ đây là bài thơ "định mệnh" của ông. Do không được trọng dụng nên ông bỏ đi ngao du, sơn thuỷ và cuối cùng ông tự tử ở một dòng sông trong đêm trăng...

Nếu ông làm quan, có thể ông đã không để lại nhiều bài thơ đặc sắc cho hậu thế đến như vậy:



THANH BÌNH ĐIỆU

Kỳ nhất

Vân tưởng y thường hoa tưởng dung
Xuân phong phất hạm lộ hoa nùng.
Nhược phi Quần Ngọc sơn đầu kiến,
Hội hướng Dao Đài nguyệt hạ phùng.

Kỳ nhị

Nhất chi hồng diễm lộ ngưng hương.
Vân vũ Vu sơn uổng đoạn trường.
Tá vấn Hán cung thuỳ đắc tự,
Khả liên Phi Yến ỷ tân trang.

Kỳ tam

Danh hoa khuynh quốc lưỡng tương hoan,
Thường đắc quân vương đái tiếu khan.
Giải thích xuân phong vô hạn hận
Trầm Hương đình bắc ỷ lan can.

Dịch nghĩa:

Điệu nhạc thanh bình 1

Mây tưởng là xiêm áo, hoa tưởng là gương mặt,
Gió xuân lướt bên hiên, hoa đượm sương móc.
Nếu không thấy ở đầu non Quần Ngọc,
Thì ắt gặp dưới trăng ở chốn Dao Đài.

Điệu nhạc thanh bình 2

Một cành thắm đẹp, hạt móc đượm hương thơm
Thú mây mưa núi Vu, đau đứt ruột chỉ uổng phí.
Thử hỏi khắp cung Hán ai được như nàng,
Đáng thương Phi Yên phải dựa vào thuở thanh xuân.

Điệu nhạc thanh bình 3

Hoa nổi tiếng, sắc nghiêng nước, cả hai đều vui
Luôn được Đức vua tươi cười trông ngắm.
Làm tiêu vơi đi mối sầu vô hạn của gió xuân,
Khi tựa lan can phía bắc đình Trầm Hương.

Dịch thơ:

Thanh bình điệu 1

Mây hay xiêm áo, hoa hay mặt,
Sương điểm hoa, lất phất gió xuân.
Quần Ngọc đầu non, không được thấy,
Hen tới Dao Đài gặp dưới trăng.

2

Hồng thắm một cành, sương đọng hương.
Vu sơn vui thú luống đau lòng.
Hoi ai Cung Hán mà hơn, được!
Phi Yến e còn cậy tuổi xuân.

3

Hoa sang, người đẹp cả đôi vui
Say đắm, quân vương ngắm lại cười.
Vô hạn sầu xuân bay mất cả
Đình Trầm thấp thoáng bóng hình ai!

Bản dịch của Ngô Tất Tố:

Điệu nhạc thanh bình 1

Thoáng bóng mây hoa, nhớ bóng hồng,
Gió xuân dìu dặt. Giọt sương trong.
Ví chăng non Ngọc không nhìn thấy,
Dưới nguyệt đài Dao thử ngóng trông

2

Hương đông móc đượm, một cành hồng,
Non Giáp mây mưa những cực lòng.
Ướm hỏi Hán cung ai đám đọ?
Điểm tô Phi Yến mất bao công!

3

Sắc nước, hương trời khéo sánh đôi,
Quân vương nhìn ngắm những tươi cười,
Sầu xuân man mác tan đầu gió,
Cửa Bắc đình trầm đứng lẻ loi

Read more…

MÙA XUÂN UỐNG TRÀ NGẮM HOA MAI NHỚ CAO CHU THẦN

22:31 |
Trong tiết trời xuân ấm áp, trong thư phòng tĩnh mịch, tôi pha một ấm trà để nhâm nhi như thường ngày. Tuy nhiên, những ngày xuân này bên bàn trà có thêm một cây hoa mai nở tưng bừng… 

Ngồi uống trà, ngắm mai tại quê hương của Chu Thần Cao Bá Quát khiến tôi nhớ đến vị thi thánh này bởi cả trà và hoa mai đều gắn với những quan điểm nhân sinh sâu sắc của cụ.



1. Quan điểm uống trà của Cao Bá Quát:

Có lẽ, cho đến thời điểm hiện tại, các thư tịch cổ của chúng ta hầu như không viết về trà, về nghệ thuật uống trà theo đúng nghĩa. Duy chỉ có bài “Vị mính tiểu kệ đồng Phan Sinh dạ tọa” của Cao Bá Quát. Câu chuyện kể rằng, khi còn làm hành tẩu Bộ Lễ trong triều đình nhà Nguyễn tại Huế, Cụ Phan Nhạ (hay còn gọi là Phan Sinh) có khoe với cụ Cao Bá Quát có một cách uống trà sen rất hay. Đó là, chiều hôm trước, cho trà và bông hoa sen đang còn ở trong đầm, sáng hôm sau sẽ hái bông sen đó, lấy trà đem pha hương vị rất tuyệt vời. Nghe xong, Cụ Cao Bá Quát chỉ mỉm cười và làm một bài kệ về trà tặng cụ Phan Sinh, trong đó có 02 câu vô cùng sâu sắc:

味 茗 莫 托 花
托 花 離 其 真


Vị mính mạc thác hoa
Thác hoa ly kỳ chân

Uống trà chớ có ướp hoa
Ướp hoa không biết đâu là trà ngon


Trong cuốn Trà Kinh của TS. Vũ Thế Ngọc cũng cho rằng quan điểm uống trà của cụ Cao Bá Quát trùng với quan điểm của các bậc “trà sỹ cao thủ” của Trung Hoa như Lục Vũ, Lô Đồng (thời nhà Đường).

Thực mà nói, nếu người thực sự sành trà thì không bao giờ thích uống trà ướp hương bởi khi ướp hương thì khi đó chúng ta không nhận biết được hương vị thật của trà, chúng ta bị hương đánh lừa cảm giác…

2. Cao Bá Quát với hoa mai:


Chẳng biết từ bao giờ, tôi rất yêu hoa mai, mùa xuân thì thiếu gì cũng được chứ tuyệt nhiên không thể thiếu hoa mai. Hoa mai, được quan điểm là “hoa báo xuân”, loài hoa này chỉ nở khi tiết xuân về, không cần ép như đối với hoa đào. Các chiến sỹ bộ đội của chúng ta, khi xưa hành quân trong rừng hầu như không biết ngày tháng và chỉ nhìn thấy mai nở thì biết xuân đã về “nếu mai không nở, anh đâu biết xuân về hay chưa…”.



Nếu ai từng chơi hoa mai mới thấy được vẻ đẹp tinh khiết của loài hoa này. Cánh hoa mỏng manh nhưng cực kỳ bền với thời gian. Trong tiết trời giá lạnh, mưa gió những cánh mai vẫn nở rất đẹp. Vì vậy, hoa mai còn biểu trưng cho khí phách của người quân tử. Cũng vì lẽ đó, Chu thần Cao Bá Quát có một câu đối rất nổi tiếng:

十載 論 交 求 古 劍
一 生 低 首 拜 梅 花


Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa

Mười năm giao du tìm gươm cổ
Cả cuộc đời chỉ cúi đầu trước hoa mai


Một mình trong thư phòng, đọc sách, uống trà, ngắm hoa mai với tôi đó là những giây phút tuyệt vời nhất sau chuyến công tác liên miên hoặc sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Read more…