CHIA SẺ KỸ NĂNG SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 (HIỆU LỰC 01/01/2017)

23:34 |
Sau khi học xong khóa Kỹ năng soạn thảo và thẩm tra hợp đồng ngày 22 và 23/9/2016, Ban lãnh đạo Truyền hình An Viên (AVG) - nay là MobiTivi tiếp tục mời Luật sư Cao Bá Trung - Giám đốc HÃNG LUẬT CABAS chia sẻ thêm cho các cán bộ, nhân viên khác thêm 01 khóa tương tự. 

Do công việc bận, tận ngày 28 và 29/10/2016, Luật sư Trung tiếp tục có 02 ngày chia sẻ kỹ năng soạn thảo và thẩm tra HĐ cho các cán bộ nhân viên của AVG. Theo chia sẻ của chị Vân Anh - Trưởng ban đào tạo của Truyền hình An Viên và theo phiếu đanh giá thì tuyệt đại đa số các học viên đánh giá xuất sắc khả năng của giảng viên và họ đều nói rằng nhận được nhiều kiến thức bổ ích, thiết thực, ứng dụng cao cho việc soạn thảo Hợp đồng phục vụ công việc.

Ban Đào Tạo cũng mong muốn Luật sư Trung có thể chia sẻ các kỹ năng khác cho cán bộ, nhân viên của AVG trong thời gian tới.

Thực hành


Vui mừng chiến thắng

Chụp ảnh lưu niệm khi kết thúc khóa học



Read more…

PHƯỢT CÁC TỈNH TÂY BẮC... (KÝ SỰ)

02:28 |

Dự định từ rất lâu cuối cùng tôi cũng hoàn thành được ước nguyện phượt qua các tỉnh Hòa Bình, Sơn, La, Điện Biên, Lai Châu...

Xuất phát từ Hà Nội lúc 15h30 ngày 19/10/2016 và kết thúc hành trình lúc 02h15 ngày 24/10/2016. Lần đầu tiên tôi tự lái xe bán tải toàn bộ hành trình khoảng 1.300km phần lớn là đường đèo, dốc...

Ngày 1, chúng tôi dừng chân ở Mộc Châu lúc 19h30 được bạn thân từ thời đại học bố trí cả ăn uống lẫn chỗ ngủ là KS Mộc Sa của bạn ấy... Sau khi nhậu xong 04 hũ rượu Mộc Sa, bạn đại học của tôi say mềm và đi ngủ, chúng tôi lại đi uống rượu ốc đến khuya... ai cũng say mềm...

Ngày 2, sáng 20/10, chúng tôi đi ăn cháo lòng, tiết canh luộc. Chúng tôi rời Mộc Châu khoảng 13h00 đi Tà Xùa (thuộc huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La), đến Tà Xùa lúc 17h00... Tà Xùa về đêm lạnh, hoang vắng, sương mù bao phủ. Thuê nhà của cụ Ngỗng ngủ tập thể... Trên đó không có đồ ăn, chúng tôi phải sử dụng bếp cồn, mỳ tôm, trứng và rau mang từ nhà đi cho bữa tối tại Tà Xùa...

Tà Xùa về đêm rất lạnh mặc dù đang tiết thu, đêm phải đắp chăn bông. Khuya, chúng tôi qua nhà hàng xóm trông nồi rượu và uống rượu nóng. Nghe bà chủ nói, đây là rượu thóc, nấu từ thóc chứ không phải từ gạo, ngô hay sắn như thông thường...

Phòng ngủ tập thể không có cửa, đêm mọi người chập chờn vì lo ngại vấn đề an ninh. 

Sáng hôm sau (21/10/2016), chúng tôi dạy sớm, lại mỳ tôm, rau và trứng cho bữa sáng. Sau đó chúng tôi lên đường đi sâu hơn nữa vào Làng Chếu và Xím Vàng. Đường đi xấu, mây mù bao phủ....

Mục đích của việc đến Tà Xùa lần này là tôi đi tìm các gốc trà shan tuyết cổ thụ nhưng rất ít. Phần lớn là các cây trà shan tuyết nhỏ mới trồng. Qua đây mới thấy, thị trường bán đầy rẫy trà shan tuyết cổ thụ là hết sức vớ vẩn...

Chúng tôi ngược ra QL 6 để đi tiếp Sơn La, đến thị trấn Hát Lót (km 271) bị bắn tốc độ 58/50, không xin được, không xử lý nội bộ được (Điều này chưa từng xảy ra với tôi)... Buộc phải quay ngược lại Km263 để tiến hành lập Quyết định xử phạt, nộp phạt và lấy bằng lái xe (Lịch trình chậm mất 60 phút so với kế hoạch)...

Trên đường đi, chúng tôi dừng lại ở 1 chợ ven đường bên phải, chợ của người dân tộc Thái trắng với rất nhiều món lạ... chúng tôi ăn vặt rồi tiếp tục hành trình...

Khoảng 15h30 chúng tôi đến thành phố Sơn La, đầu tiên là thăm nhà tù Sơn La, bảo tàng tỉnh Sơn La. Tự hào và khâm phục sự hy sinh của cha ông ta cho đất nước ngày hôm nay...

Thuận (bạn làm ở sở KHĐT tỉnh Sơn La) hướng dẫn chúng tôi về KS của bạn ấy ở, tối Thuận đưa đi ăn món trâu... rất nhiều món ăn ngon và lạ trong đó có: pịa, lạp, bo... Nhậu xong, cả đoàn đi hát đến tận 22h00 mới về...

Ngày thứ 4, 7h30 chúng tôi check out, Thuận đưa đi ăn phở bò, pín bò và không quên có cả món pịa bò... 8h30 chúng tôi rời Sơn La đi Điện Biên theo kế hoạch...

Trải qua khoảng 160 km, vừa đi vừa nghỉ, chúng tôi có mặt ở thành phố Điện Biên Phủ lúc 13h30, sau khi ăn trưa xong, chúng tôi đi thăm quan Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ, thăm đồi A1 và Sở chỉ huy của pháp trong chiến dịch điện Biên Phủ... May cho đoàn là được gặp 1 chiến sỹ giải phóng Biện Biên năm nay 83 tuổi để nghe cụ nói về Điện Biên năm xưa... Tự hào và xúc động lắm... Thăm Điện Biên Phủ xong, chúng tôi càng khâm phục Đại tướng Võ Nguyên Giap và quân dân ta trong cuộc chiến đầy hào hùng này...

Nhận thấy Điện Biên Phủ không có gì nên đoàn quyết định rời Điện Biên đi Sìn Hồ (Lai Châu) cách Điện Biên Phủ khoảng 150km vào lúc 16h00...

Đến Mường Lay thì trời tối mịt, đường đi qua nhiều đèo dốc, heo hút và đường rất xấu... một mình tôi cầm lái suốt hành trình. Điều lo lắng là xe có sự cố hoặc có cướp... vì toàn bộ hành trình từ Mường Lay sang Sìn Hồ rất vắng vẻ...

Cuối cùng, chúng tôi cũng đến được Sìn Hồ lúc 20h00 ngày 22/102016... Sìn Hồ về đêm rất lạnh, nghe nói Sìn Hồ có độ cao tương đương Sa Pa và khí hậu cũng tương tự như Sa Pa... Ăn cơm xong, đoàn về nhận phòng ngủ vì ai cũng thấm mệt...

Ngày thứ 5, sáng 23/10, tôi dạy sớm đi ra chợ, chợ phiên Sìn Hồ đồng vui lắm vì toàn người dân tộc, tuy nhiên 6h30 tôi ra cũng ít người lắm... Họ họp chợ muộn về người dân tộc phải đi bộ 5-10km từ các bản đề mang đồ ra chợ bán, càng muộn chợ càng đông, nhiều món ăn lạ của người dân tộc được bày bán...

Chúng tôi mua 05 giỏ cua đá, mỗi giỏ 25.000 VNĐ (chưa mặc cả), con cua rất to và ngon, mỗi giỏ đến 1,2 - 1,5 kg. Chưa bao giờ thấy cua rẻ thế này...

Khoảng 10h00, chúng tôi rời Sìn Hồ đi Lai Châu, đường có nhiều đoạn rất xấu, cảnh trên đường rất đẹp nên đi chậm chụp ảnh và ngắm cảnh... Quãng đường từ Sìn Hồ đi Lai Châu khoảng 57km, khi chúng tôi đến Lai Châu là gần trưa. Đoàn quyết định bỏ 02 giỏ cua ra để nấu ăn... Ăn mãi chả hết 50k tiền cua, phải nói là rất ngon...

Lượn thăm Lai Châu 1 vòng, chúng tôi dời Lai Châu đi Sa Pa, khoảng cách từ Lai Châu đến Sa Pha là 70km, chúng tôi đến Sa Pa lúc 15h30 phút... Ai trong đoàn cũng đều đi  Sa Pa nhiều lần rồi nên không hào hứng với Sa Pa lắm, lượn lờ vài chỗ, chụp ảnh kỷ niệm rổi ra chợ Sa Pa mới mua ít rau rồi hanh chóng rời về Lào Cai.

Đoàn ăn thắng cố ở Lào Cai rồi rời Lào Cai về Hà Nội lúc 20h00, đến Hà Nội lúc 02h15 phút ngày 24/10 kết thúc hành trình.

Trong chuyến hành trình này, chúng tôi đi qua 2 đỉnh đèo là Pha Đin và Ô Quy Hồ...





















Read more…

NGÀY LUẬT SƯ VIỆT NAM 10/10/2016

01:57 |
Đây là năm thứ 4 ngày 10/10 được chính thức công nhận là Ngày Luật sư Việt Nam. Ngày này, 71 năm trước Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 46/SL về nghề luật sư. Có l, nghề luật sư là nghđầu tiên có sắc lệnh riêng sau khi đất nước độc lập (02/09/1945) và có lđó cũng là sự trân trọng của Bác đối với nghề luật sư vì chính Bác đã được một luật sư người Pháp bào cha cho vô tội.

Tuy nhiên, tôi cứ có cảm giác báo chí, truyền thông và xã hội không quan tâm đến ngày này lắm. Hầu không trang báo nào đưa tin mà chỉ có trong giới chúc mừng nhau...

Nghề luật sư được coi là nghề cao quý, xã hội tôn vinh. Các luật sư đóng góp nhiều cho việc bảo vệ công lý, cho việc xây dựng một nhà nước pháp quyền... Nhưng có lẽ nó chưa được thực sự tôn vinh  đúng với giá trị của nó...

Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và những người thân yêu đã gửi lời chúc mừng, những đóa hoa tươi thắm cho tôi nhân ngày Luật sư Việt Nam!

Chúc các luật sư đồng nghiệp luôn mạnh khỏe, giữ vững đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh và thành công hơn nữa. Chúc Hãng Luật CABAS luôn phát triển!


Read more…

KỸ NĂNG SOẠN THẢO VÀ THẨM ĐỊNH HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

01:57 |
Nhận lời mời của Công ty Brainwork, ngày 23 và 24/9/2016, luật sư Cao Bá Trung - Giám đốc HÃNG LUẬT CABAS đã có 04 buổi chia sẻ kỹ năng soạn thảo và thẩm định hợp đồng cho Truyền hình An Viên...

Trong 04 buổi chia sẻ này, Luật sư Trung đã chia sẻ kỹ năng cơ bản của Hợp đồng và kỹ năng thẩm định hợp đồng trước khi ký kết. Bài chia sẻ được soạn theo nội dung của Bộ luật dân sự 2015 mặc dù đến tận 01/01/2017 mới có hiệu lực.



Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, Luật sư Trung vẫn chia sẻ thêm kiến thức pháp lý theo luật cũ để đảm bảo ứng dụng cho các công việc hiện tại...

Bài giảng được các học viên đánh giá cao về kỹ năng giảng dạy, kiến thức thực tế và khả năng ứng dụng trong công việc hàng ngày.


Truyền hình An Viên cũng mong muốn được chia sẻ thêm 01 khóa nữa cho khoảng 40 cán bộ, nhân viên nhưng LS Trung cần sắp xếp thời gian và báo lại sau...








Read more…

KỸ NĂNG SOẠN THẢO VÀ THẨM ĐỊNH HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

01:57 |
Nhận lời mời của Công ty Brainwork, ngày 23 và 24/9/2016, luật sư Cao Bá Trung đã có 04 buổi chia sẻ kỹ năng soạn thảo và thẩm định hợp đồng cho Truyền hình An Viên...

Trong 04 buổi chia sẻ này, Luật sư Trung đã chia sẻ kỹ năng cơ bản của Hợp đồng và kỹ năng thẩm định hợp đồng trước khi ký kết. Bài chia sẻ được soạn theo nội dung của Bộ luật dân sự 2015 mặc dù đến tận 01/01/2017 mới có hiệu lực.


Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, Luật sư Trung vẫn chia sẻ thêm kiến thức pháp lý theo luật cũ để đảm bảo ứng dụng cho các công việc hiện tại...

Bài giảng được các học viên đánh giá cao về kỹ năng giảng dạy, kiến thức thực tế và khả năng ứng dụng trong công việc hàng ngày.


Truyền hình An Viên cũng mong muốn được chia sẻ thêm 01 khóa nữa cho khoảng 40 cán bộ, nhân viên nhưng LS Trung cần sắp xếp thời gian và báo lại sau...




Read more…

KỸ NĂNG SOẠN THẢO VÀ THẨM ĐỊNH HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

01:57 |
Nhận lời mời của Công ty Brainwork, ngày 23 và 24/9/2016, luật sư Cao Bá Trung - Giám đốc HÃNG LUẬT CABAS đã có 04 buổi chia sẻ kỹ năng soạn thảo và thẩm định hợp đồng cho Truyền hình An Viên...

Trong 04 buổi chia sẻ này, Luật sư Trung đã chia sẻ kỹ năng cơ bản của Hợp đồng và kỹ năng thẩm định hợp đồng trước khi ký kết. Bài chia sẻ được soạn theo nội dung của Bộ luật dân sự 2015 mặc dù đến tận 01/01/2017 mới có hiệu lực.


Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, Luật sư Trung vẫn chia sẻ thêm kiến thức pháp lý theo luật cũ để đảm bảo ứng dụng cho các công việc hiện tại...

 Bài giảng được các học viên đánh giá cao về kỹ năng giảng dạy, kiến thức thực tế và khả năng ứng dụng trong công việc hàng ngày.

Truyền hình An Viên cũng mong muốn được chia sẻ thêm 01 khóa nữa cho khoảng 40 cán bộ, nhân viên nhưng LS Trung cần sắp xếp thời gian và báo lại sau...




Read more…

NGẪM

22:43 |
Xét cho cùng, trên cõi đời này chẳng có gì là bất biến cả, chẳng có gì là vĩnh cửu cả.  Cha con cũng có lúc phải từ biệt, vợ chồng cũng có lúc phân ly... Sống tử tế với nhau được ngày nào thì tranh thủ sống đi...

父子 情 深终有别
夫妻義重竟分離
人生似鳥同林宿
大限来時各自飛

PHIÊN ÂM

Phụ tử tình thâm chung hữu biệt
Phu thê nghĩa trọng cánh phân ly
Nhân sinh tựa điểu đồng lâm túc
Đại hạn lai thời các tự phi

DỊCH NGHĨA

Cha con tình sâu nhưng cuối cùng vẫn phải xa cách
Vợ chồng nghĩa nặng nhưng có lúc cũng phân ly
Con người sống với nhau tựa như loài chim trong một cánh rừng
Khi có đại hạn đến thì mạnh con nào con đó bay…


Read more…

NGAO NGÁN

23:28 |
Hơn 11 năm một vụ việc...

Ngày tham gia giải quyết tranh chấp hợp đồng (2005), tôi còn là 1 luật sư trẻ và tóc còn XANH.

Hơn 10 năm sau, cái hợp đồng đã được thống nhất (từ 2006) tiếp tục tranh chấp. Giờ luật sư đã già và tóc đã có nhiều sợi BẠC!



Read more…

BÚT TÍCH CỦA DANH GIA THƯ PHÁP CAO BÁ QUÁT

22:10 |
Cao Bá Quát (1808-1855), tự Chu Thần, hiệu Cúc Đường, Mẫn Hiên người Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội được đánh giá là một danh gia thư pháp thời nhà Nguyễn.

Ông được đánh giá là một trong 03 nhà thơ lớn của Việt Nam thời Phong Kiến cùng với Nguyễn Du và Nguyễn Trái. HIện ông còn để lại 1353 bài thơ chữ Hán, 23 bài văn xuôi và nhiều tác phẩm ca trù có giá trị...


Giai thoại kể lại chữ ông xấu, ông bị chê là "người sao chữ vậy". Nhưng ông đã khổ luyện bằng cách treo tóc lên trần nhà để thức luyện chữ. Tại Phú Thị quê ông còn kể lại ông rửa bút lông làm đen cả ao làng...
Hiện tại, bút tích của Cao Bá Quát duy nhất để lại là 04 bài thư vịnh núi Sài Sơn (Chùa Thầy, Quốc Oai, Hà Nội), nay được treo ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội.

Xin phiên âm 04 bài thơ chữ Hán và mời Quý vị thưởng lãm bút tích của vị danh gia thư pháp này.

VÃN DU SÀI SƠN VŨ HẬU ĐĂNG SƠN ĐẦU ĐỀ BÍCH

KỲ NHẤT

Giang bạn quần phong tản bất thu
Danh nham phong cảnh áp Tây châu
Khiên ti dĩ tựu Kim Môn ẩn
Lạp kỹ do tầm Ngọc Cục du
Tiểu vũ sạ qua hồng ngẫu phố
Hàn chung hốt khởi tịch dương lâu
Giải y vô ngữ thành chiêm chúc
Tọa ái thiền môn sự sự u


KỲ NHỊ

Trường khiếu Tô môn vị hữu kỳ
Tây du biều lạp hận lai kỳ
Hồ đăng cộng thám Từ công tích
Môn tiển tần khan Cảnh Thống bi
Tứ diện vân sơn nhà chỉ cố
Bách niên nhân thế kỷ hưng suy?
Bình sinh lãng tích na trùng vấn
Thủ hả liên hoa tiếu tự tri


KỲ TAM

Thôn ông ái thuyết lão Thượng thư
Tuế mộ quy lai thủy trúc cư
Lạc nhật tích tùy trần sự cải
Cấp lưu thiên giác lại tình sơ
Hiện than nhập thế kinh tam dĩ
Thục nhãn khan nhân ngộ lục như
Quyện ngã tiệm thành chân lãn tản
Thử sơn đoan nghĩ trúc tinh lư


KỲ TỨ

Đầu bạch tham du hứng vị dung
Sàn nhan viễn sách nhất chi cùng
Nhãn trung sơn thủy vạn thiên lý
Bút để vân yên thập lục phong
Cổ quán bất văn đề bệnh hạc
Bán nham hà sự khởi quai long?
Chỉ ưng huề địch lai thiên thị
Tiếu vấn chư thiên cách kỷ trùng.


Ngày 26/3/2016
Read more…

BA BÀI THANH BÌNH ĐIỆU VÀ CUỘC ĐỜI LÝ BẠCH

22:10 |

Cách đây không lâu, chúng ta xôn xao về câu đối của Giáo sư Vũ Khiêu tặng hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên có sử dụng một câu trong bài Thanh bình điệu của Lý Bạch với những khen chê khác nhau:

"Trí như bạch tuyết tâm như ngọc
Vân tưởng y thường hoa tưởng dung".

Nhưng ít ai biết rằng vì 03 bài thơ Thanh bình điệu này mà cuộc đời của Lý Bạch vô cùng long đong, lận đận nơi quan trường.



Chuyện kể rằng trong một lần vua Đường Minh Hoàng đang cùng Dương Quý Phi uống rượu, đàn hát vua thấy các bài hát cũ đơn điệu bèn cho gọi Lý Bạch vào làm thơ và cho Lý Quy Niên (được coi là một nhạc sỹ đương thời) phổ nhạc. Lý Bạch đã làm 03 bài Thanh bình điệu. Vua và Dương Quý Phi rất hài lòng.

Tuy nhiên, sau đó một số kẻ ganh ghét đã lợi dụng câu "Khả liên Phi Yến ỷ tân trang". Họ cho rằng câu này hàm ý so sánh Dương Quý Phu với nàng Phi Yến - một phi tần bị thất sủng của nhà Hán. Từ đó, Lý Bạch bị Dương Quý Phi thù ghét nên ông không thể được thăng quan, tiến chức. Có lẽ đây là bài thơ "định mệnh" của ông. Do không được trọng dụng nên ông bỏ đi ngao du, sơn thuỷ và cuối cùng ông tự tử ở một dòng sông trong đêm trăng...

Nếu ông làm quan, có thể ông đã không để lại nhiều bài thơ đặc sắc cho hậu thế đến như vậy:



THANH BÌNH ĐIỆU

Kỳ nhất

Vân tưởng y thường hoa tưởng dung
Xuân phong phất hạm lộ hoa nùng.
Nhược phi Quần Ngọc sơn đầu kiến,
Hội hướng Dao Đài nguyệt hạ phùng.

Kỳ nhị

Nhất chi hồng diễm lộ ngưng hương.
Vân vũ Vu sơn uổng đoạn trường.
Tá vấn Hán cung thuỳ đắc tự,
Khả liên Phi Yến ỷ tân trang.

Kỳ tam

Danh hoa khuynh quốc lưỡng tương hoan,
Thường đắc quân vương đái tiếu khan.
Giải thích xuân phong vô hạn hận
Trầm Hương đình bắc ỷ lan can.

Dịch nghĩa:

Điệu nhạc thanh bình 1

Mây tưởng là xiêm áo, hoa tưởng là gương mặt,
Gió xuân lướt bên hiên, hoa đượm sương móc.
Nếu không thấy ở đầu non Quần Ngọc,
Thì ắt gặp dưới trăng ở chốn Dao Đài.

Điệu nhạc thanh bình 2

Một cành thắm đẹp, hạt móc đượm hương thơm
Thú mây mưa núi Vu, đau đứt ruột chỉ uổng phí.
Thử hỏi khắp cung Hán ai được như nàng,
Đáng thương Phi Yên phải dựa vào thuở thanh xuân.

Điệu nhạc thanh bình 3

Hoa nổi tiếng, sắc nghiêng nước, cả hai đều vui
Luôn được Đức vua tươi cười trông ngắm.
Làm tiêu vơi đi mối sầu vô hạn của gió xuân,
Khi tựa lan can phía bắc đình Trầm Hương.

Dịch thơ:

Thanh bình điệu 1

Mây hay xiêm áo, hoa hay mặt,
Sương điểm hoa, lất phất gió xuân.
Quần Ngọc đầu non, không được thấy,
Hen tới Dao Đài gặp dưới trăng.

2

Hồng thắm một cành, sương đọng hương.
Vu sơn vui thú luống đau lòng.
Hoi ai Cung Hán mà hơn, được!
Phi Yến e còn cậy tuổi xuân.

3

Hoa sang, người đẹp cả đôi vui
Say đắm, quân vương ngắm lại cười.
Vô hạn sầu xuân bay mất cả
Đình Trầm thấp thoáng bóng hình ai!

Bản dịch của Ngô Tất Tố:

Điệu nhạc thanh bình 1

Thoáng bóng mây hoa, nhớ bóng hồng,
Gió xuân dìu dặt. Giọt sương trong.
Ví chăng non Ngọc không nhìn thấy,
Dưới nguyệt đài Dao thử ngóng trông

2

Hương đông móc đượm, một cành hồng,
Non Giáp mây mưa những cực lòng.
Ướm hỏi Hán cung ai đám đọ?
Điểm tô Phi Yến mất bao công!

3

Sắc nước, hương trời khéo sánh đôi,
Quân vương nhìn ngắm những tươi cười,
Sầu xuân man mác tan đầu gió,
Cửa Bắc đình trầm đứng lẻ loi

Read more…

MÙA XUÂN UỐNG TRÀ NGẮM HOA MAI NHỚ CAO CHU THẦN

22:31 |
Trong tiết trời xuân ấm áp, trong thư phòng tĩnh mịch, tôi pha một ấm trà để nhâm nhi như thường ngày. Tuy nhiên, những ngày xuân này bên bàn trà có thêm một cây hoa mai nở tưng bừng… 

Ngồi uống trà, ngắm mai tại quê hương của Chu Thần Cao Bá Quát khiến tôi nhớ đến vị thi thánh này bởi cả trà và hoa mai đều gắn với những quan điểm nhân sinh sâu sắc của cụ.



1. Quan điểm uống trà của Cao Bá Quát:

Có lẽ, cho đến thời điểm hiện tại, các thư tịch cổ của chúng ta hầu như không viết về trà, về nghệ thuật uống trà theo đúng nghĩa. Duy chỉ có bài “Vị mính tiểu kệ đồng Phan Sinh dạ tọa” của Cao Bá Quát. Câu chuyện kể rằng, khi còn làm hành tẩu Bộ Lễ trong triều đình nhà Nguyễn tại Huế, Cụ Phan Nhạ (hay còn gọi là Phan Sinh) có khoe với cụ Cao Bá Quát có một cách uống trà sen rất hay. Đó là, chiều hôm trước, cho trà và bông hoa sen đang còn ở trong đầm, sáng hôm sau sẽ hái bông sen đó, lấy trà đem pha hương vị rất tuyệt vời. Nghe xong, Cụ Cao Bá Quát chỉ mỉm cười và làm một bài kệ về trà tặng cụ Phan Sinh, trong đó có 02 câu vô cùng sâu sắc:

味 茗 莫 托 花
托 花 離 其 真


Vị mính mạc thác hoa
Thác hoa ly kỳ chân

Uống trà chớ có ướp hoa
Ướp hoa không biết đâu là trà ngon


Trong cuốn Trà Kinh của TS. Vũ Thế Ngọc cũng cho rằng quan điểm uống trà của cụ Cao Bá Quát trùng với quan điểm của các bậc “trà sỹ cao thủ” của Trung Hoa như Lục Vũ, Lô Đồng (thời nhà Đường).

Thực mà nói, nếu người thực sự sành trà thì không bao giờ thích uống trà ướp hương bởi khi ướp hương thì khi đó chúng ta không nhận biết được hương vị thật của trà, chúng ta bị hương đánh lừa cảm giác…

2. Cao Bá Quát với hoa mai:


Chẳng biết từ bao giờ, tôi rất yêu hoa mai, mùa xuân thì thiếu gì cũng được chứ tuyệt nhiên không thể thiếu hoa mai. Hoa mai, được quan điểm là “hoa báo xuân”, loài hoa này chỉ nở khi tiết xuân về, không cần ép như đối với hoa đào. Các chiến sỹ bộ đội của chúng ta, khi xưa hành quân trong rừng hầu như không biết ngày tháng và chỉ nhìn thấy mai nở thì biết xuân đã về “nếu mai không nở, anh đâu biết xuân về hay chưa…”.



Nếu ai từng chơi hoa mai mới thấy được vẻ đẹp tinh khiết của loài hoa này. Cánh hoa mỏng manh nhưng cực kỳ bền với thời gian. Trong tiết trời giá lạnh, mưa gió những cánh mai vẫn nở rất đẹp. Vì vậy, hoa mai còn biểu trưng cho khí phách của người quân tử. Cũng vì lẽ đó, Chu thần Cao Bá Quát có một câu đối rất nổi tiếng:

十載 論 交 求 古 劍
一 生 低 首 拜 梅 花


Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa

Mười năm giao du tìm gươm cổ
Cả cuộc đời chỉ cúi đầu trước hoa mai


Một mình trong thư phòng, đọc sách, uống trà, ngắm hoa mai với tôi đó là những giây phút tuyệt vời nhất sau chuyến công tác liên miên hoặc sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Read more…